Hiển thị các bài đăng có nhãn TinTuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TinTuc. Hiển thị tất cả bài đăng

5 Xu hướng đầu tư Bất động sản năm 2023

  Khi bạn nắm được 5 xu hướng dưới đây, bạn có thể xem xét chuyển hướng sản phẩm, cũng như sắp xếp các công việc của mình phục vụ cho nhu cầu thị trường.

5 Xu hướng đầu tư Bất động sản năm 2023
XU HƯỚNG 1: Dịch chuyển từ Bất động sản ĐẦU CƠ sang Bất động sản TIÊU DÙNG.
Người mua Bất động sản thường có 2 nhóm: một là ĐẦU TƯ và hai là người mua để TIÊU DÙNG.
Trong bối cảnh siết tín dụng, lãi suất ngân hàng đang tăng thì khách đầu tư ít dần, lúc này chủ yếu là khách tiêu dùng.
Bất động sản đầu cơ: là những mảnh đất ở xa, mua và để đó, chờ đủ lâu, tăng giá và bán.
Bất động sản tiêu dùng: đất dùng để xây nhà ở, làm văn phòng hoặc kho xưởng. hay Mua để phục vụ công việc kinh doanh như: làm vận chuyển, làm giáo dục, y tế,...
Như vậy bạn có thể xem xét dịch chuyển sản phẩm mình kinh doanh từ Bất động sản đầu cơ sang loại Bất động sản tiêu dùng phục vụ nhu cầu của người dùng cuối này.

XU HƯỚNG 2: Dịch chuyển từ Bất động sản ở VEN ĐÔ về TRUNG TÂM, từ xa về gần.
Nhiều bạn đầu tư Bất động sản ở xa trung tâm, cách 3-4h di chuyển thì chuyển về đầu tư cách trung tâm 30-40 phút.
Mục tiêu của việc dịch chuyển này là đáp ứng tính thanh khoản (thanh khoản xếp số 1).
Thanh khoản tức là muốn bán tài sản thì có người mua nhanh, chuyển thành tiền mặt nhanh.
Trung tâm được hiểu là các thành phố lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Cách hiểu thứ 2 là trung tâm các thành phố, các tỉnh, Thị Xã,...
Tất nhiên việc dịch chuyển từ ven đô về trung tâm, từ xa về gần này phù hợp với những nhà đầu tư với chiến lược đánh ngắn hạn (6 tháng đến 1 năm), còn nhà đầu tư tầm nhìn trung và dài hạn 3-5 năm trở lên thì họ vẫn mua ở xa.
Xu hướng thứ hai này phù hợp với các bạn đánh ngắn, ưu tiên tính thanh khoản

XU HƯỚNG 3: SĂN TÀI SẢN THANH LÝ, “NGỘP”.
Trong giai đoạn này bạn có thể đi xem và trả giá các Bất động sản giảm được từ 15-20%.
Nhiều người hiện nay đang vay ngân hàng, áp lực trả lãi ngân hàng sẽ phải chấp nhận bán cắt lỗ.
Lúc này thời gian là kẻ thù của người bán, càng kéo dài càng mệt mỏi, càng áp lực. Khó khăn của người này, là cơ hội của người khác.
Lưu ý: Chúng ta nên tách ra làm 2 loại, có những nơi, những loại hình Bất động sản ví dụ đất ở khu vực xa xôi nó sẽ xuống nữa nếu như nó xuất phát từ giai đoạn sốt ảo.
Tuy nhiên có những khu vực, loại hình Bất động sản ở trung tâm, mặt đường to, vị trí đẹp, nguồn cung không nhiều thì có khi hở ra là vẫn mất hàng. Lúc thị trường trầm lắng, bạn có thể mua được nhiều tài sản ngon mà trước đó ít khi xuất hiện.
Chú ý: Thời điểm này nên tỉnh táo để phân biệt được tài sản ngon bán giá “ngộp” và tài sản giá rẻ vì có vấn đề (pháp lý, phong thủy, quy hoạch, hay sản phẩm từ giai đoạn sốt ảo,...)

XU HƯỚNG 4: TỪ Bất động sản LÃI VỐN sang Bất động sản DÒNG TIỀN.
Bất động sản lãi vốn là gì: Là Bất động sản bạn mua giá 10 đồng, tăng lên thành 12, 13, 20 đồng.
Bất động sản dòng tiền: là bất động sản có thể khai thác thu tiền về hàng tháng, hàng năm theo tỷ suất 5-10%/năm, sau này giá trị bất động sản tăng tính sau.
Bạn có thể đầu tư Bất động sản dòng văn phòng, cho thuê thu tiền hàng tháng, Bất động sản nghỉ dưỡng để khai thác ăn chia với chủ đầu tư.
Tính ra Bất động sản dòng tiền sẽ phân ra 3 loại:
+ Dòng tiền thấp
+ Dòng tiền cao
+ Dòng tiền ổn định và không ổn định.
Thời gian qua có những câu chuyện chủ đầu tư cam kết với nhà đầu tư khai thác cho thuê cam kết 10-12%/năm. Tuy nhiên hết thời hạn 5 năm thì chủ đầu tư báo lỗ, nhà đầu tư náo loạn, lúc này mới biết là đầu tư kiểu này không hiệu quả.
Nhiều người đã dịch chuyển sang loại hình bất động sản dòng tiền này: mua đất xây tòa nhà cho thuê, mua đất đầu tư khách sạn, homestay,...

XU HƯỚNG 5: GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ
Nhiều người xác định điểm vào và điểm ra khi đầu tư bất động sản.
Giai đoạn này phù hợp làm pháp lý: ví dụ tách thửa, 1 số tài sản tách làm 2-3 vòng. Nhiều trường hợp thì giai đoạn này làm chuyển đổi mục đất sử dụng đất, cải tạo, làm mặt bằng.
Một số chủ đầu tư thì giải phóng mặt bằng, làm thủ tục pháp lý.
Giai đoạn rất tuyệt vời để làm pháp lý cho bất động sản
Giai đoạn này một số bạn cũng tập trung học tập, kết nối, phát triển cá nhân.
Sự nghiệp bất động sản của bạn là 20-30 năm thì dành một vài năm để học tập và phát triển cá nhân là điều tất nhiên rồi.

Thì bài học rút ra dành cho các bạn là, cứ sau 2 đến 3 năm mà thu nhập của bạn không gia tăng được, tức là bạn đang bị giới hạn về nhận thức, và đến lúc bạn nên có một công cụ mới.
Ngồi ở nhà thì không nghĩ ra được, Giai đoạn này một số bạn vẫn tích cực đi xem và tìm cơ hội.
Cũng có nhiều người đang quan sát và chờ tín hiệu kinh tế vĩ mô điều chỉnh như tình hình siết tín dụng, tăng lãi suất, tình hình chiến tranh,...

Dự Án Nhà Ở Xã Hội Thủ Thiêm Green House Quận 2

 TỔNG QUAN DỰ ÁN CĂN HỘ THỦ THIÊM GREEN HOUSE QUẬN 2

  • Vị trí: Đường Võ Chí Công – P. Thạnh Mỹ Lợi – Quận 2 – TP Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Thủ Thiêm Group; Tổng thầu xây dựng: Công ty XD Phước Thành
  • Quy mô: 20,875m2; Mật độ xây dựng: 60%
  • Diện tích xây dựng: 12,525m2; Diện tích cây xanh: 4,175m2; Tổng diện tích sàn xây dựng: 93,931.9m2
  • Quy mô: 4 tòa tháp căn hộ A-B-C-D; Chiều cao: 5-9 tầng
  • Loại hình sản phẩm: căn hộ 1- 2 Phòng Ngủ; Số lượng: 1040 căn hộ
  • Giá bán: 28 triệu/m2 đã VAT
  • Khởi công: Tháng 10/2021; Bàn giao: từ Quý 4/2023
  • Ngân hàng tài trợ: dự án chỉ trả góp không lãi suất trong 5 năm, không hỗ trợ vay ngân hàng
  • Hình thức sở hữu: 50 năm

Lưu ý: Dự án nhà ở xã hội Thủ Thiêm Greeen House Quận 2 đang đốt nóng thị trường TPHCM trong quý 2.2023. Tuy nhiên để tránh mất thời gian, công sức, Quý khách hàng quan tâm vui lòng xem kỹ mình có đủ điều kiện nằm trong nhóm khách hàng thuê mua hay không, chi tiết nằm ở phía cuối bài viết.

VỊ TRÍ DỰ ÁN THỦ THIÊM GREEN HOUSE QUẬN 2
Dự án Thủ Thiêm Green House tọa lạc mặt tiền đại lộ Võ Chí Công, P. Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP Thủ Đức. Từ dự án cư dân di chuyển thuận tiện, nhanh chóng tới khu vực trung tâm Q1, Q7 thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận.
Vị trí dự án
THIẾT KẾ CĂN HỘ THỦ THIÊM GREEN HOUSE QUẬN 2
Dự án Nhà Ở Xã Hội Thủ Thiêm Green House Quận 2 được thiết kế 1 - 2 phòng ngủ nhỏ gọn nhưng hợp lý với các diện tích 26,68m2 - 38.85m2 - 54.54m2 - 61.91m2 - 62.13m2 - 68.45m2 (tim tường). Trong đó 2 căn phổ biến (chiếm tỷ lệ nhiều nhất) là căn hộ 2 phòng ngủ 54.54m2 và 62.13m2.
Phối cảnh tổng thể dự án Căn hộ Thủ Thiêm Green House Quận 2

MẶT BẰNG TẦNG CĂN HỘ

mat-bang-tang-tret-du-an-nha-o-xa-hoi-thu-thiem-green-house-quan-2

Mặt bằng tầng trệt Nhà ở xã hội căn hộ Thủ Thiêm Green House Quận 2

THIẾT KẾ CHI TIẾT TỪNG CĂN HỘ THỦ THIÊM GREEN HOUSE QUẬN 2

THIẾT KẾ CĂN HỘ 1 PHÒNG NGỦ + 1

THIẾT KẾ CĂN HỘ 2 PHÒNG NGỦ

thiet-ke-can-ho-2-phong-ngu-c1-du-an-nha-o-xa-hoi-thu-thiem-green-house-quan-2

Căn hộ 2 phòng ngủ điển hình (68.45m2)

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CĂN HỘ THỦ THIÊM GREEN HOUSE QUẬN 2
Giá bán căn hộ: 28 triệu/m2 đã VAT
Phương thức thanh toán Nhà ở xã hội căn hộ Thủ Thiêm Green House Quận 2
ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ ĐỂ MUA CĂN HỘ THỦ THIÊM GREEN HOUSE QUẬN 2
Khác hàng cần thỏa mãn đồng thời các điều kiện dưới đây:
  • Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu dưới 10m2/người.
  • Phải có đăng ký thường trú tại Tp.Thủ Đức hoặc TPHCM; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại thành phố Tp.Thủ Đức hoặc TPHCM;
  • Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 năm trở lên và có giấy xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội tại nơi đăng ký tham gia thuê nhà ở xã hội.
  • Thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
Sau khi xét duyệt của Sở xây dựng:
  • Người đứng tên trên hồ sơ đăng ký thuê NOXH bắt buộc phải có đủ hồ sơ, có mặt ký giấy tờ.
  • Sau khi hồ sơ đầy đủ, sẽ được CĐT gởi lên Sở xây dựng xét duyệt và kiểm tra, những đối tượng nào khai đúng hồ sơ, không khai man, không có giấy tờ giả, thông tin đúng sự thật, thuộc quy định của pháp luật sẽ được xét duyệt và đưa vào danh sách thuê.
  • Sau khi có danh sách của Sở xây dựng công bố, Chủ đầu tư sẽ thông báo cho khách hàng biết về kết quả, hẹn ngày ký hợp đồng thuê.
  • Trường hợp Khách Hàng không đủ điều kiện xét duyệt, bị Sở Xây Dựng loại hồ sơ hoặc xóa tên khỏi danh sách thì CĐT sẽ thông báo cho KH biết, đồng thời trả lại hồ sơ cho KH và trả lại tiền cọc, tiền giữ chỗ đã nhận nếu có (không tính lãi, không phạt cọc);
TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG CĂN HỘ THỦ THIÊM GREEN HOUSE QUẬN 2
(đang cập nhật)

Sự thật đằng sau cuộc đua giảm giá “sốc” của loạt ông lớn Bất động sản

 Nhà phố, shophouse giảm sốc; hay tặng đất khi mua căn hộ. Hàng loạt chủ đầu tư đã bước vào cuộc đua giảm giá nhà ở, cạnh tranh nhau từng mức chiết khấu thời gian vừa qua, nhưng sự thực như thế nào.

Sự thật đằng sau cuộc đua giảm giá “sốc” của loạt ông lớn Bất động sản

Bất động sản kỳ vọng dòng vốn từ FDI

Trong bối cảnh các nguồn vốn cho thị trường Bất động sản gặp khó, vốn FDI được xem là tín hiệu tích cực đối với các doanh nghiệp Bất động sản trong nước.

Giai đoạn đầy thử thách
Ông Neil MacGregor, Tổng giám đốc điều hành Savills Việt Nam, cho rằng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đang có những nỗ lực mạnh mẽ trong việc kiểm soát lạm phát và ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, từ đó tăng trưởng một cách lành mạnh và bền vững hơn trong trung và dài hạn.

“Việc Chính phủ chủ động siết chặt các kênh huy động vốn như trái phiếu, tín dụng sẽ có những tác động ngắn hạn nhất định đến nhiều ngành nghề kinh doanh, sản xuất và dịch vụ trong nước, trong đó có bất động sản. Đổi lại, chúng ta sẽ thấy một thị trường tài chính minh bạch, tăng uy tín trong mắt các nhà đầu tư quốc tế”, ông Neil MacGregor cho biết.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng việc siết chặt các kênh huy động đã giới hạn khả năng tiếp cận nguồn vốn trong nước của các doanh nghiệp bất động sản.

“Các nhà đầu tư cũng như các đơn vị phát triển bất động sản đang bị đẩy vào một giai đoạn đầy thách thức khi các kênh huy động vốn như phát hành trái phiếu, tín dụng, thị trường chứng khoán đều bị gián đoạn”, ông nói.
Ông Neil MacGregor, Tổng giám đốc điều hành Savills Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong 9 tháng đầu năm 2022, giá trị phát hành trái phiếu của nhóm bất động sản vào khoảng 93.000 tỉ đồng, chiếm 28,87% tổng giá trị phát hành và có xu hướng giảm mạnh trong thời gian qua.

Bên cạnh vấn đề về nguồn vốn, các doanh nghiệp bất động sản còn phải đối mặt với nhiều trở ngại khác như lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ và chi phí xây dựng.

Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn kéo dài trong việc triển khai thực hiện dự án do có vướng mắc trong thủ tục đầu tư, pháp lý của dự án đặc biệt là việc chấp thuận chủ trương đầu tư và thủ tục giao đất, tính tiền sử dụng đất. Đây là vướng mắc lớn nhất của thị trường đã tồn đọng trong nhiều năm qua.

Hy vọng từ dòng vốn ngoại
Để đảm bảo ngành bất động sản duy trì tốc độ phục hồi ổn định cũng như nguồn cung ở các phân khúc để phục vụ nhu cầu của các ngành kinh tế khác, ông Neil MacGregor cho rằng giải pháp huy động vốn khả thi cho các doanh nghiệp là dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Ông nhận định, sau hơn 30 năm thực hiện chính sách mở cửa thu hút FDI, đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận đầu tư từ 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, dẫn đầu là nhóm ngành sản xuất - chế tạo và bất động sản. Đây là một trong những nguồn lực đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là trong bối cảnh như hiện nay.

Phân tích thêm về giải pháp này, Tổng giám đốc Điều hành Savills Việt Nam việc tìm kiếm nguồn vốn cho ngành bất động sản từ dòng FDI là hoàn toàn khả thi bởi sự quan tâm của các nhà đầu tư đến với thị trường Việt Nam hiện nay là rất lớn.

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/9, tổng FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 18,7 tỉ USD, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong danh sách các ngành thu hút vốn đầu tư FDI với hơn 3,5 tỉ USD, chiếm gần 19% tổng vốn đầu tư đăng ký. Con số này tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Các lĩnh vực được giới đầu tư quan tâm là sản xuất, bán lẻ, logistics, văn phòng và nhà ở. Họ coi đây là một nơi hấp dẫn để kinh doanh với dân số trong độ tuổi lao động lớn và nhiều chính sách hấp dẫn. Việt Nam là thị trường có mức tăng trưởng tích cực, phù hợp để kinh doanh tiếp tục đầu tư trong thời gian dài với rủi ro thấp và tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở mức an toàn.

“Các doanh nghiệp cần linh hoạt và chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vốn thay thế. Với những quỹ đất sạch, cách làm việc minh bạch và năng lực sẵn có của chủ đầu tư, không khó để doanh nghiệp tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp. Với những lợi thế về am hiểu thị trường và các thủ tục hành chính của doanh nghiệp trong nước kết hợp với kinh nghiệm cũng như năng lực tài chính của các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều dự án bất động sản quy mô lớn với chất lượng tốt đã được cung cấp cấp cho thị trường ở mọi phân khúc”, ông nói.
(Theo Cafeland)

LDG Group ra sổ hồng đợt đầu tiên cho khách hàng sau 6 tháng bàn giao dự án Marina Tower

Cư dân dự án Marina Tower đã nhận được thư thông báo nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ hồng) từ chủ đầu tư LDG Group.

Đại diện LDG Group cho biết công ty đã nhận được kết quả trả sổ từ Sở Tài nguyên Môi trường Bình Dương cho đợt đầu tiên. Các đợt sổ tiếp theo sẽ được trao cho khách hàng trong suốt tháng 1/2021.

Theo đó, LDG Group đã gửi đến khách hàng thư thông báo mời tham dự chương trình bàn giao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đợt đầu tiên cho hơn 200 khách hàng. Thời gian dự kiến trao sổ vào ngày 8/1/2021.
LDG Group đang tiến hành bàn giao hơn 200 sổ hồng đợt đầu tiên cho khách hàng Marina Tower.
Ông Nguyễn Thành Hiếu (Quận 12) đầu tư một căn hộ Marina Tower nói không nghĩ là chủ đầu tư LDG lại ra sổ hồng nhanh như vậy vì mới nộp hồ sơ hồi tháng 10. Ông Hiếu cho rằng có sổ hồng sẽ thuận tiện giao dịch, người mua nhà cũng thấy an tâm.

Marina Tower là khu căn hộ đầu tiên của LDG Group đầu tư phát triển với hơn 800 căn hộ và shop thương mại. Tháng 6 vừa qua, công ty hoàn thành bàn giao nhà ở cho cư dân và tiến hành các thủ tục để trình cơ quan chức năng cấp sổ hồng.

Sau 3 tháng bàn giao, đầu tháng 10, LDG Group thông báo mời khách hàng cung cấp hồ sơ cá nhân để làm thủ tục cấp sổ hồng. Đến ngày 18/12, Sở Tài nguyên Môi trường Bình Dương cấp hơn 200 sổ hồng trong đợt ra sổ đầu tiên cho cư dân tại khu căn hộ này.

Ông Toàn Minh Hiệp, Tổng Giám đốc CTCP Xây dựng Đại Thịnh Phát, pháp nhân chủ đầu tư dự án, đơn vị thành viên của LDG Group cho biết: “Thời gian qua, công ty đã cố gắng để hoàn thành nhanh nhất việc cung cấp hồ sơ và thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong việc ra sổ để đảm bảo sớm cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Tính đến hiện tại, dự án Marina Tower là một trong số ít các khu căn hộ có tốc độ cấp sổ hồng nhanh nhất cho cư dân”.

Ông Hiệp cũng cho biết công ty dự kiến sẽ trao sổ ngay trong tháng 12. Tuy nhiên, để công tác tổ chức phục vụ nhanh nhất cho khách hàng, công ty sẽ mời khách hàng đến nhận sổ vào ngày 8/1/2021. Đây cũng là một niềm vui đầu năm đầy may mắn cho cư dân của khu căn hộ này.
Dự án Marina Tower hoàn thành việc bàn giao nhà cho cư dân vào tháng 6.2020
Thạc sỹ, Luật sư Nguyễn Thị Thu Duyên cho biết: “Thông thường, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở chung cư sẽ mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, nếu chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, cung cấp đầy đủ các hồ sơ liên quan thì sẽ nhanh chóng được cấp. Điều này đòi hỏi chủ đầu tư phải đảm bảo tiềm lực về tài chính, pháp lý dự án hoàn chỉnh trừ một số trường hợp do yếu tố khách quan trong quy trình xử lý hồ sơ thì sẽ phải mất một thời gian dài hơn dự kiến”.

Sắp tới, chủ đầu tư dự án này cũng sẽ tiến hành triệu tập Hội nghị nhà chung cư để bầu ban quản trị chung cư. Dự kiến Hội nghị nhà chung cư của khu căn hộ Marina Tower sẽ diễn ra trong tháng 3/2021.

Như vậy, đây là một trong số ít các khu căn hộ Marina Tower của LDG Group có thời gian hoàn thành sổ đỏ và triệu tập hội nghị nhà chung cư sớm so với nhiều dự án đang triển khai. Điều này cũng cho thấy chủ đầu tư dự án rất nỗ lực để hoàn thành trách nhiệm với cư dân.

Triển khai trục đại lộ kinh tế, tài chính, dịch vụ lớn nhất Bình Dương tại Thuận An

UBND tỉnh Bình Dương công bố quy hoạch trục QL13 chạy từ Lái Thiêu tới đường Nguyễn Văn Tiết thành đại lộ kinh tế, tài chính, dịch vụ của Bình Dương. Các tòa tháp biểu tượng, tháp tài chính, bệnh viện, đại học, khu dân cư cao cấp, văn phòng, khách sạn 5 sao được bố trí dọc 2 bên đại lộ.

Bình Dương là địa phương có nhiều thành phố nhất miền Nam với: Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An. Trong đó, Thuận An là thành phố sở hữu dân số đông nhất tỉnh (hơn 600.000 người), gấp rưỡi dân số của Thủ Dầu Một và Dĩ An. Đặc biệt, Thuận An là địa phương sở hữu cơ sở hạ tầng và dịch vụ tốt nhất của Bình Dương cũng như khu vực đô thị vệ tinh TP.HCM với: 2 trung tâm thương mại, 3 bệnh viện quốc tế, hệ thống siêu thị, sân golf 27 lỗ và các khu công nghiệp quốc tế đầu tiên của Việt Nam. Đây cũng là thành phố đầu tiên tại Bình Dương chuyển mình từ trung tâm công nghiệp thành trung tâm dịch vụ của tỉnh, theo đề án quy hoạch, xây dựng đô thị Thuận An đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 của UBND tỉnh Bình Dương.
Quốc lộ 13 đoạn từ trung tâm Lái Thiêu tới đường Nguyễn Văn Tiết, thành phố Thuận An sẽ được quy hoạch thành đại lộ kinh tế, tài chính, dịch vụ của Bình Dương
Hướng đến mục tiêu đó, Bình Dương quy hoạch trục quốc lộ 13 đoạn từ trung tâm Lái Thiêu tới đường Nguyễn Văn Tiết thành đại lộ kinh tế, tài chính, dịch vụ sầm uất. Quanh đại lộ này sẽ phát triển 5 trung tâm thương mại cấp đô thị, phụ trợ cho trục chính với: trung tâm 1 tọa lạc tại Lái Thiêu; trung tâm 2 thuộc khu vực ngã tư quốc lộ 13 và đường An Thạnh - Bình Chuẩn; trung tâm 3 chạy dọc ngã 5 An Phú và đường DT473; trung tâm 4 và 5 thuộc trục ngang Lái Thiêu - Dĩ An với ngã tư quốc lộ 13 và trục Bình Hòa - Vĩnh Phú.

Các tòa tháp biểu tượng, tháp tài chính, bệnh viện, đại học, khu dân cư cao cấp, văn phòng, khách sạn 5 sao được bố trí dọc 2 bên đại lộ trung tâm. Trong đó, UBND tỉnh Bình Dương sẽ đẩy nhanh tốc độ triển khai xây dựng những công trình quy mô như: trường Việt Nam - Singapore dự kiến bố trí ở khu vực An Thạnh, kết hợp với trường Đại học Thủy Lợi, trung tâm văn hóa và thể dục thể thao quy mô 10 - 15ha với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, bệnh viện quốc tế vốn đầu tư hơn 200 triệu USD,...

Ông Trần Minh Tú - Phó Giám đốc Khối Đầu tư CBRE nhận định: “Việc quy hoạch trục đại lộ kinh tế tài chính, dịch vụ nằm trong chiến lược phát triển, đưa thành phố Thuận An chuyển từ trung tâm công nghiệp thành trung tâm dịch vụ lớn nhất Bình Dương. Từ đây, tạo đòn bẩy khổng lồ cho thị trường bất động sản khu vực Thuận An đột phá, thu hút các “ông lớn” đầu ngành đổ về đầu tư và phát triển hạ tầng”.
Hơn 4.000 tỷ đồng được UBND tỉnh Bình Dương đầu tư mở rộng lộ giới quốc lộ 13 lên 64m
Cụ thể, trong năm 2021, UBND tỉnh chi hơn 4.000 tỷ đồng phục vụ công tác mở rộng lộ giới quốc lộ 13 lên 64m, hướng từ cầu Vĩnh Bình tới giáp ranh thành phố Thủ Dầu Một; lộ giới đường DT743a và DT743b được mở rộng tới 54m; đường DT743c mở rộng lên 42m.

Với quy hoạch bài bản và yêu cầu khắt khe đối với các công trình tọa lạc 2 bên trục đại lộ trung tâm, UBND tỉnh Bình Dương ưu tiên phát triển những công trình kiến trúc mang tính biểu tượng, tạo điểm nhấn đặc biệt cho thành phố Thuận An. Theo đó, các công trình phức hợp đô thị và thương mại sở hữu chuỗi tiện ích đa dạng, cao cấp sẽ trở thành xu thế phát triển chung.

Mặt khác, việc sớm hoàn thiện quy hoạch trục đại lộ kinh tế tài chính, dịch vụ sẽ tạo tiền đề gia tăng giá trị bất động sản tại Thuận An nói chung và khu vực trung tâm trục quốc lộ 13 nói riêng. “Quan sát diễn biến ở các mô hình tương tự tại TP.HCM, ước tính tỷ lệ tăng giá trung bình mỗi năm dao động ở khoảng 25% - 30%” - ông Trần Minh Tú nhấn mạnh.

(Nguồn http://danviet.vn/trien-khai-truc-dai-lo-kinh-te-tai-chinh-dich-vu-lon-nhat-binh-duong-tai-thuan-an-50202019127585212.htm)

Không xây dựng sân bay ở Hòa Lạc: bài học đắt giá về đầu cơ theo tin đồn?

“Sẽ không xây dựng sân bay ở khu vực Hòa Lạc như Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đề xuất trước đó”… là thông tin được Cục HK Việt Nam đưa ra mới đây.
"Cảng hàng không số 2 Vùng Thủ đô không xây dựng ở khu vực Hòa Lạc. Chúng tôi đã nghiên cứu một số vị trí khả thi hơn" - lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam thông tin với báo chí.
Sẽ không xây dựng sân bay ở khu vực Hòa Lạc như Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đề xuất trước đó
Nói về vị trí quy hoạch xây dựng sân bay, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết đã nghiên cứu một số khu vực khả thi, tuy nhiên vị này không tiết lộ vị trí cụ thể là ở đâu.

"Nêu ra vị trí xây dựng sân bay số 2 lúc này là quá sớm, vì đây là câu chuyện của thời điểm sau năm 2040. Từ nay đến khi đó là thời gian rất dài, cùng với sự phát triển về công nghệ hàng không thì có thể sẽ có rất nhiều thay đổi" - lãnh đạo Cục Hàng không nói.

Đề cập tới vị trí mà Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đề xuất trước đó là khu vực Hòa Lạc, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam đã lập tức bác bỏ.

"Hòa Lạc không thể là vị trí xây dựng sân bay số 2 của Hà Nội. Hiện nay các máy bay khai thác tại CHK quốc tế Nội Bài phải lấy điểm Hòa Lạc làm đỉnh trong quá trình cất-hạ cánh, vì vậy xây dựng sân bay số 2 tại đây sẽ gây chồng lấn với Nội Bài và Nội Bài không thể khai thác được. Chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ việc này." - lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam nhấn mạnh.

Được biết, trong khi Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội mới chỉ có kiến nghị thành phố xem xét giao Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các sở ngành liên quan và Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) xây dựng dự thảo văn bản của thành phố đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét phương án bố trí sân bay thứ 2 cho Vùng Thủ đô Hà Nội và cân nhắc việc lựa chọn vị trí tại khu vực phía Nam Hà Nội thì nhiều nhiều môi giới BĐS lập tức lợi dụng thông tin để kêu gọi các nhà đầu tư mua gom đất, chờ đất lên giá, hoặc hưởng lợi từ việc đền bù giải phóng mặt bằng. Nhiều nhà đầu tư kỳ cựu cũng cho biết liên tục nhận hàng chục cuộc gọi chào mời đầu tư đất nền tại Ứng Hòa, với nhiều cam kết hấp dẫn.
Nhiều nhà đầu tư săn lùng đất ruộng, "đón sóng" quy hoạch sân bay tại Ứng Hòa
“So với nhiều huyện ngoại thành Hà Nội, thị trường BĐS Ứng Hòa vốn trầm lắng trong thời gian dài. Thế nhưng, chỉ với thông tin rất mông lung về sân bay đã thay đổi cục diện, nhiều nhà đầu tư quan tâm", anh Toàn một môi giới nhà đất lâu năm tại đây cho biết.

Cũng theo anh Toàn, trước kia có thông tin sân bay dự kiến đề xuất tại 3 xã của huyện Ứng Hòa là Trầm Lộng, Đại Hùng và Đại Cường với diện tích 136 ha. Vì vậy, đã xuất hiện một số nhà đầu tư nhỏ lẻ từ Hà Nội đã về đây nhờ các văn phòng môi giới săn lùng đất ruộng xung quanh khu vực 3 xã này. Giá đất ruộng khoảng 20 - 30 triệu đồng/sào, đất thổ cư 2 triệu đồng/m2.

Trước sự “hấp tấp” của các “nhà đầu tư tài ba”, ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam đã đưa ra cảnh báo về việc đề xuất này có được đồng ý hay không còn phụ thuộc vào Quốc hội và để thông qua vấn đề này còn rất lâu, có thể mất tới hàng chục năm mới trở thành hiện thực. Nhà đầu tư không nên “cầm đèn chạy trước ô tô” bởi rủi ro quá lớn đối với một đề xuất chưa được nằm trên giấy. Trong khi đó, với dự thảo mới của Cục Hàng không, các chuyên gia một lần nữa cảnh báo các nhà đầu tư phải “tỉnh táo” với việc “cầm đèn chạy trước quy hoạch”. Không đuổi theo các đề xuất, ôm đất chờ dự án cả chục năm không thấy như tại Đông Anh, hay “chết chìm” vì chủ đầu tư rút dự án tại Hòa Lạc hồi giữa năm 2020.

Dẫn chứng cụ thể về rủi ro từ việc “ôm” đất sân bay, ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho hay, cách đây một số năm, TP HCM đề xuất sân bay Long Thành và cũng có hiện tượng giá đất ở khu vực Long Thành sốt ảo.

Bà Nguyễn Hoài An - Giám đốc cấp cao CBRE cho rằng, thực tế vị trí đề xuất đều nằm ở các khu vực chưa có sự hình thành thị trường bất động sản một cách rõ rệt. Với các dự án sân bay ở các nước trên thế giới thì thành phố lớn nào cũng có 2 sân bay, khoảng cách 2 tiếng lái xe.

Không những vậy, quy hoạch sân bay thường kéo dài vài chục năm, trong quá trình đó, thị trường sẽ phát triển dần dần. Một dự án sân bay mới không thể phát triển trong nay mai, thị trường bất động sản cũng cần có một thời gian để phát triển hạ tầng, các dự án có quy mô lớn được triển khai...

Còn theo ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ và Địa ốc Đất xanh miền Bắc, ông cho biết, thực ra việc gom đất Ứng Hòa sau là không đủ độ tin cậy, bởi Ứng Hòa là khu vực xa và trái tuyến giao thông so với Hà Nội, bên cạnh đó cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa có các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn. Do đó, ở khu vực này chưa hình thành thị trường địa ốc, có chăng chỉ các giao dịch nhỏ lẻ, mua đi bán lại của người dân với nhau.

(nguồn http://danviet.vn/khong-xay-dung-san-bay-o-hoa-lac-them-bai-hoc-dat-gia-ve-dau-co-theo-tin-don-502020171218103806.htm)

TinTuc